Hương phụ là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, với sự đa dạng trong thành phần và tác dụng dược lý mà vị thuốc này có khả năng điều hòa kinh nguyệt của phụ nữ, giảm đau bụng kinh… hiệu quả. Hãy cùng Đông Dược Vĩnh Quang khám phá các đặc điểm và đặc tính của Hương Phụ nhé.
Tên khác: Cỏ cú, củ gấu, sa thảo, củ gấu vườn, củ gấu biển, hải dương phụ…
Tên khoa học: Cyperus rotundus Linn.
Họ: Cói (Cyperaceae)
Tên dược liệu: Rhizoma cyperi.
Vị thuốc có hình dài, hình thoi, kích thước khoảng 2×1 cm. Bên ngoài, dược liệu có màu nâu đen, mang các vết tích của rễ con và có lông cứng, nhiều đốt ngang. Nếu cắt ngang phần củ này sẽ thấy có có lớp biểu bì mỏng và mô mầm màu hồng nhạt. Đặc biệt, dược liệu khi ngửi có mùi thơm đặc trưng, nếm sẽ thấy hơi đắng, ngọt ít.
Bảo quản: Phần dược liệu cần được để ở nơi khô mát, không có mối mọt, tránh mặt trời chiếu trực tiếp. Bào chế Hương phụ chỉ nên đủ dùng trong 15-20 ngày vì để lâu sẽ mất tác dụng vị thuốc.
Khi dùng có thể dùng sống sắc hay ngâm rượu tán bột. Đem loại bỏ phần lông và tạp chất rồi nghiền vụn hoặc đem đi thái lát mỏng.
Tứ chế: Lấy 1kg vị thuốc, chia làm 4 phần: một phần (250g) rồi đem ngâm rượu 40%, giấm (5%) 200ml, nước tiểu trẻ em, nước muối 15%. Tùy theo mùa trong năm mà thời gian ngâm thuốc không giống nhau, thời tiết càng lạnh ngâm càng lâu. Ví dụ nếu mùa hè, trời nắng nóng thì ngâm 1 ngày 1 đêm hay 7 ngày 7 đêm nếu là mùa đông. Sau đó, lấy tất cả dược liệu mỗi phần ra phơi hoặc sao cho khô, rồi trộn cả 4 phần lại.
Ngoài ra, dân gian còn dùng Hương phụ thất chế.
Hương Phụ Mễ: Lấy Hương phụ trộn trấu. Sau đó giã sao cho loại bỏ được hết rễ con, rồi dùng.
Sao thán: Phơi khô, sao cháy đen tồn tính, hạ thổ, để nguội, tán bột.
Chế giấm: Thái dược liệu thành từng lát mỏng rồi ngâm với giấm, ủ qua đêm. Sau đó đem lên bếp sao vàng rồi phơi khô. Tỉ lệ dược liệu 10kg thì cần 2 lít giấm.
Theo các tài liệu, Hương phụ có thành phần hóa học rất phong phú như:
Có từ 0,3 đến 2,8% tinh dầu màu vàng, mùi thơm nhẹ đậc biệt của hương phụ. Thành phần tình dầu gồm 32% cyperen, 49% rượu cyperola, axit béo, phenol…
B-Pinene, Camphene, 1,8-Cineole, Limonene, p-Cymene, Selinatriene, b-Selinene, aCyperone, b-Cyporene, Patchoulenone, a-Rotunol, Cyperol, Isocyperol, Copadiene, Eppoxyguane, Cyperolone, Rotundone, Kobusone, Isokobusone, Glucose, Fructose (Trung Dược Học).
Ức chế sự co bóp tử cung: Theo Trung hoa tạp chí tập 1, 1935, sau khi thí nghiệm trên động vật cho kết quả dược liệu có khả năng làm giảm sự căng thẳng của tử cung do ức chế sự co bóp.
Điều hòa kinh nguyệt: Do tinh dầu chiết xuất từ dược liệu có hoạt tính nhẹ của hormon phụ nữ nên có thể sử dụng để điều hòa kinh nguyệt.
Giảm đau: Năm 1959, sau khi thí nghiệm trên chuột bạch, các nhà nghiên cứu đã chứng minh được tác dụng này.
Cừơng tim, hạ áp: Cồn chiết xuất từ dược liệu có tác dụng ức chế trực tiếp cơ trơn của hồi tràng.
Kháng khuẩn: Tinh dầu có tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lỵ, nấm…
Ức chế thần kinh trung ương.
Tính vị: Dược liệu có vị cay đắng, ngọt ít, tính bình.
Quy kinh: kinh Can, Tam tiêu.
Công dụng: Làm giảm bực tức, uất ức, khó chịu, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau, kiện tỳ vị, thông khí, trừ đờm…
Chủ trị: Trị vùng ngực bụng trướng đau, nhưng lại thiên về hai hông sườn và bụng dưới, kinh nguyệt phụ nữ không đều, ung nhọt độc sưng đau, ăn uống không ngon, tiêu hóa kém…
Tùy vào phương pháp bào chế mà tác dụng cũng có sự khác nhau:
Hương phụ mễ: Dùng sống có tác dụng thông khí, trừ đờm.
Hương phụ thán (sao cháy) có tác dụng cầm máu.
Tẩm sao (tứ chế, thất chế, tẩm Cam thảo…) có tác dụng điều hòa Can Thận. Ngoài ra còn điều khí huyết, thông kinh lạc, bổ huyết, nhuận táo (Trung Dược Học).