Top 10 loại thảo dược giúp hỗ trợ điều trị rối loạn nội tiết tố dễ tìm có thể bạn chưa biết?

Gừng trong điều trị rối loạn nội tiết tố

Top 10 loại thảo dược giúp hỗ trợ điều trị rối loạn nội tiết tố dễ tìm có thể bạn chưa biết?

Nội tiết tố là một hệ thống phức tạp đóng vai trò quan trọng trong cơ thể người, đặc biệt là ở phụ nữ. Rối loạn nội tiết tố có thể gây ra nhiều bất tiện và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Ngoài việc sử dụng thuốc, nhiều chị em lựa chọn sử dụng các loại thảo dược để điều hòa nội tiết tố và kinh nguyệt. Trong bài viết này, Đông Dược Vĩnh Quang sẽ bật mí cho bạn các loại thảo dược phổ biến có tác dụng này.

1. Rối loạn nội tiết tố là gì?

Rối loạn nội tiết tố là tình trạng mất cân bằng hormone trong cơ thể. Hormone là những chất hóa học do các tuyến nội tiết sản xuất và giải phóng vào máu, có vai trò điều hòa các hoạt động của cơ thể. Khi lượng hormone trong cơ thể quá cao hoặc quá thấp, sẽ dẫn đến các rối loạn chức năng của cơ thể.

Các triệu chứng của rối loạn nội tiết tố có thể khác nhau tùy thuộc vào loại hormone bị rối loạn và mức độ rối loạn. Một số triệu chứng phổ biến của rối loạn nội tiết tố bao gồm:

  • Rối loạn kinh nguyệt: Chu kỳ kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt ra nhiều hoặc ra ít, đau bụng kinh, đau ngực,…
  • Rối loạn sinh sản: Khó thụ thai, vô sinh, sảy thai,…
  • Rối loạn chuyển hóa: Tăng cân, giảm cân, mệt mỏi, táo bón, tiêu chảy,…
  • Rối loạn tâm lý: Lo lắng, trầm cảm, cáu gắt, thay đổi tâm trạng,…
  • Rối loạn da: Da khô, nám, tàn nhang, mụn trứng cá, rụng tóc,…
  • Rối loạn tim mạch: Cao huyết áp, rối loạn nhịp tim,…
  • Rối loạn xương khớp: Loãng xương, đau khớp,…

2. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn nội tiết tố

Rối loạn nội tiết tố đến từ rất nhiều nguyên nhân có thể đến từ những yếu tố bạn không ngờ tới hay mong muốn xảy nhưng cũng có những nguyên nhân đến từ chính những việc nhỏ hàng ngày xung quanh bạn. Nên có thể chia nguyên nhân rối loạn nội tiết chia làm 2 yếu tố chính như:

  • Yếu tố nội sinh:

    • Độ tuổi: Rối loạn nội tiết tố thường gặp ở phụ nữ trong các giai đoạn dậy thì, mang thai, mãn kinh.
    • Di truyền: Một số rối loạn nội tiết tố có thể do yếu tố di truyền, chẳng hạn như suy giáp, cường giáp, hội chứng Cushing, hội chứng Prader-Willi.
    • Bệnh lý: Một số bệnh lý có thể ảnh hưởng đến chức năng của các tuyến nội tiết, dẫn đến rối loạn nội tiết tố, chẳng hạn như viêm tuyến giáp, ung thư tuyến giáp, u tuyến yên, u tuyến thượng thận.
    • Chấn thương: Chấn thương vùng đầu, cổ, ngực có thể ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, dẫn đến rối loạn nội tiết tố.
  • Yếu tố ngoại sinh:

    • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống thiếu hụt hoặc dư thừa các chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động của các tuyến nội tiết có thể dẫn đến rối loạn nội tiết tố.
    • Thuốc men: Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc tránh thai, thuốc điều trị trầm cảm, thuốc điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến chức năng của các tuyến nội tiết, dẫn đến rối loạn nội tiết tố.
    • Căng thẳng: Căng thẳng kéo dài có thể làm tăng sản xuất hormone cortisol, dẫn đến rối loạn nội tiết tố.
    • Môi trường: Tiếp xúc với các chất độc hại, hóa chất, phóng xạ có thể ảnh hưởng đến chức năng của các tuyến nội tiết, dẫn đến rối loạn nội tiết tố.

3. Các loại thảo dược giúp điều hòa nội tiết tố

Ích mẫu trong điều trị rối loạn nội tiết tố

Ích mẫu là một loại cây thảo dược có vị cay, hơi đắng, tính ôn. Trong y học cổ truyền, ích mẫu có tác dụng điều hòa nội tiết tố cụ thể như: hoạt huyết, tiêu ứ, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh.

Ích mẫu trong điều trị rối loạn nội tiết tố

Ích mẫu trong điều trị rối loạn nội tiết tố

Ích mẫu có thể được sử dụng dưới dạng thuốc sắc, viên nang, hoặc trà. Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp ích mẫu trong thành phần của rất nhiều loại thuốc bổ huyết, điều kinh khác. Tùy vào tình trang rối loạn nội tiết tố mà mỗi cá nhân sẽ có liều lượng và cách dùng ích mẫu khác nhau nên bạn tham khảo từ chuyên gia hoặc chỉ thị của bác sĩ nhé. 

Hương phụ trong điều trị rối loạn nội tiết tố

Hương phụ là một loại cây thảo dược có vị cay, hơi đắng, tính ôn. Trong y học cổ truyền, hương phụ có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, an thai, lợi sữa.

Hương phụ trong điều trị rối loạn nội tiết tố

Hương phụ trong điều trị rối loạn nội tiết tố

Tương tự như ích mẫu, hương phụ các bạn có thể tìm thấy rất nhiều trong các thành phần thuốc hay thực phẩm chức năng về các vấn đề kinh nguyệt. Ngoài ra tùy vào tình trạng sức khỏe và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mà bạn nên lưu ý liều lượng sử dụng hương phụ

Tuy nhiên, hương phụ cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ, chẳng hạn như buồn nôn, nôn, tiêu chảy,… Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng hương phụ.

Đương quy trong điều trị rối loạn nội tiết tố

Đương quy là một loại thảo mộc có nguồn gốc từ Trung Quốc và được sử dụng trong y học cổ truyền từ hàng nghìn năm nay. Loại thảo mộc này có vị ngọt, hơi đắng, hơi cay, mùi thơm.

Đương quy trong điều trị rối loạn nội tiết tố

Đương quy trong điều trị rối loạn nội tiết tố

Trong Đông y, đương quy được coi là vị thuốc bổ huyết hàng đầu, có tác dụng bồi bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại bệnh tật. Ngoài ra, đương quy còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, giúp cải thiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt, mãn kinh.

Bên cạnh những công dụng tuyệt vời cho điều trị rối loạn nội tiết tố thì bạn cũng có một số lưu ý khi sử dụng loại thảo dược này.

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng đương quy.
  • Người bị huyết áp cao, huyết áp thấp, tim mạch, gan thận suy yếu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng đương quy.

Kê huyết đằng trong điều trị rối loạn nội tiết tố

Kê huyết đằng là một loại thảo mộc có nguồn gốc từ Trung Quốc và được sử dụng trong y học cổ truyền từ hàng nghìn năm nay. Loại thảo mộc này có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận tràng, tiêu thũng, giảm đau, an thần.

Kê huyết đằng trong điều trị rối loạn nội tiết tố

Kê huyết đằng trong điều trị rối loạn nội tiết tố

Kê huyết đằng có tác dụng điều hòa nội tiết tố nữ nhờ các hoạt chất như:

  • Giúp tăng cường nồng độ estrogen: Estrogen là một loại hormone nữ quan trọng, đóng vai trò trong nhiều hoạt động của cơ thể, bao gồm kinh nguyệt, mang thai, sinh nở, khả năng sinh sản. Kê huyết đằng có thể giúp tăng cường nồng độ estrogen trong cơ thể, giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, tiền mãn kinh, mãn kinh.
  • Giúp giảm đau bụng kinh: Đau bụng kinh là một triệu chứng phổ biến của rối loạn kinh nguyệt. Kê huyết đằng có tác dụng giảm đau bụng kinh nhờ các hoạt chất chống viêm, chống oxy hóa.
  • Giúp giảm khô âm đạo: Khô âm đạo là một triệu chứng phổ biến của tiền mãn kinh, mãn kinh. Kê huyết đằng có tác dụng giảm khô âm đạo nhờ các hoạt chất chống viêm, chống oxy hóa.

Hoa cúc trong điều trị rối loạn nội tiết tố

Hoa cúc là một loại thảo mộc có nguồn gốc từ châu Á và châu Âu nên khá dễ tìm tại Việt Nam. Loại thảo mộc này có nhiều loại, trong đó phổ biến nhất trong đông y là hoa cúc La Mã (chamomile). Hoa cúc có vị đắng, tính mát, có tác dụng an thần, giải nhiệt, chống viêm, giảm đau, kháng khuẩn.

Hoa cúc trong điều trị rối loạn nội tiết tố

Hoa cúc trong điều trị rối loạn nội tiết tố

Hoa cúc có tác dụng điều hòa nội tiết tố bởi chúng chứa Flavonoid là một nhóm chất có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, bảo vệ tế bào. Ngoài ra còn, Saponin là một nhóm chất có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, bảo vệ gan, thận. Và cả hai nhóm chất này đều có tác dụng điều hòa nồng độ hormone trong cơ thể, giúp giảm các triệu chứng rối loạn nội tiết tố.

 Lá sen trong điều trị rối loạn nội tiết tố

Lá sen bạn tưởng chừng là một một loại lá được người dân Việt Nam ứng dụng nhiều trong việc gói món ăn nhưng đây cũng là một loại thảo mọc được lưu truyền từ hàng ngàn năm nay. Vị của lá sen có vị đắng, tính bình. 

Lá sen trong điều trị rối loạn nội tiết tố

Lá sen trong điều trị rối loạn nội tiết tố

Trong Đông y, lá sen được coi là vị thuốc thanh nhiệt, giải độc hàng đầu, có tác dụng giải cảm, trị sốt, hạ sốt, giảm ho, long đờm, chữa đau mắt đỏ, viêm kết mạc. Ngoài ra, lá sen còn có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon, giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Gừng trong điều trị rối loạn nội tiết tố

Gừng có lẻ là một loại gia vị khá quen thuộc với chị em phụ nữ Việt Nam và bạn có thể dễ tìm mua hoặc thậm trí là sau vườn nhà bạn. Gừng có vị cay nóng tưởng chừng chỉ dùng trong trong các món ăn có vị cay nóng, thơm hay khử mùi tanh thì gừng còn có tác dụng giảm đau, chống viêm, điều hòa kinh nguyệt.

Gừng trong điều trị rối loạn nội tiết tố

Gừng trong điều trị rối loạn nội tiết tố

Chị em có thể sử dụng gừng tươi thái lát hoặc bột gừng để hãm trà, hoặc thêm gừng vào các món ăn hàng ngày để thấy hiệu quả hàng ngày. 

Ngải cứu trong điều trị rối loạn nội tiết tố

Ngải cứu là một loại thảo dược phổ biến ở Việt Nam, có vị đắng, cay, tính ấm. Theo Y học cổ truyền, ngải cứu có tác dụng ôn kinh, chỉ thống, hoạt huyết, giải độc. Ngải cứu được sử dụng để điều trị nhiều bệnh, trong đó có rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, khí hư, bế kinh.

Ngải cứu trong điều trị rối loạn nội tiết tố

Ngải cứu trong điều trị rối loạn nội tiết tố

Ngải cứu có thể giúp điều hòa nội tiết tố theo nhiều cách, bao gồm:

  • Kiểm soát hormone sinh sản: Ngải cứu có thể giúp tăng cường sản xuất estrogen và progesterone, hai loại hormone quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
  • Giảm viêm: Viêm là một nguyên nhân phổ biến gây ra rối loạn nội tiết tố. Ngải cứu có tác dụng chống viêm, giúp giảm viêm và cải thiện chức năng của các tuyến nội tiết.
  • Chống oxy hóa: Oxy hóa là một quá trình có thể gây hại cho tế bào và dẫn đến rối loạn nội tiết tố. Ngải cứu có tác dụng chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại.

Cam thảo trong điều trị rối loạn nội tiết tố

Có lẽ cam thảo là một loại thảo mộc không xa lạ với mỗi chúng ta bỏi chúng có vị ngọt, tính bình rất dễ dùng, dễ uống. Theo Y học cổ truyền, cam thảo có tác dụng bổ trung, ích khí, nhuận táo, giải độc. Cam thảo được sử dụng để điều trị nhiều bệnh, trong đó có rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, táo bón,…

Ngải cứu trong điều trị rối loạn nội tiết tố

Cam thảo trong điều trị rối loạn nội tiết tố

Trên là những loại thảo dược giúp điều trị rối loạn nội tiết tố ở nữ có tác dụng bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh… Tùy vào tình trạng bệnh lý và chị em nên lưu ý liều lượng dùng và nên có hướng dẫn của chuyên gia hoặc bác sĩ. Lưu ý rằng các chị em đang trong quá trình mang thai hoặc cho con bú nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thảo dược này nhé. 

Doanh Nghiệp Tư Nhân Sản Xuất Và Kinh Doanh Thuốc Y học Cổ Truyền Vĩnh Quang

Trụ sở: 209 Trần Hưng Đạo, Thị Trấn Chợ Mới, Tỉnh An Giang.

Điện thoại: (02963) 883179

Chi nhánh: 19 Song Hành, Phường 10, Quận 6, TP. HCM

Điện thoại: 0836.999.200

Email: info@dongduocvinhquang.com

Website: www.dongduocvinhquang.com

 

Xem thêm: Viên uống Xuân Nữ bổ huyết Vĩnh Quang – Hộp 40 viên – Công thức gia truyền từ năm 1951 đến nay