Hộp 4 vỉ x 10 viên
Chu kỳ kinh nguyệt: Kinh nguyệt là hiện tượng ra máu có chu kỳ ở bộ phận sinh dục nữ từ (tuổi 14 – 49) phát triển bình thường. Nói chung mỗi tháng thấy kinh một lần và được gọi là kinh nguyệt. Song có người cứ tháng thấy kinh 01 lần, gọi là tinh nguyệt; còn cứ 03 tháng 01 lần gọi là cự nguyệt; nếu 01 năm 01 lần gọi là tỵ niên; có người không có kinh mà vẫn có con gọi là ám kinh; có người đã mang thai mà đến kỳ kinh vẫn ra ít máu, song thai vẫn phát triển bình thường gọi là ích kinh.
Tuy biểu hiện trên đây là khác thường nhưng chưa phải là bệnh lý. Người con gái đến 14 tuổi đã bắt đầu có kinh. Đó là do thận khí phát triển đến mức đủ làm cho thiên quý đến. Khi thiên quý đến thì mạch nhâm thông, mạch thái xung thịnh, bào cung thay đổi, dẫn đến có kinh.
Kinh huyết chuyển thành, huyết do tỳ sinh ra từ thức ăn, huyết cũng do tinh chuyển thành, huyết chịu sự chi phối của tâm (chủ huyết), can (tàn huyết), tỳ (nhiếp huyết), phế (khí hành thì huyết hành, khí ngưng thì huyết trệ). Như vậy: có kinh là do thận khí thịnh làm cho thiên quý đến, có quan hệ trực tiếp với ngũ tạng, hai mạch nhâm thông, thái xung thịnh, bào cung thay đổi dẫn đến có kinh. Kinh bình thường, ở người khoẻ mạnh trung bình 28 ngày (+/-2) kinh ra 01 lần, mỗi lần lượng kinh từ 50 – 100ml. Thời gian kéo dài trung bình 3 – 4 ngày, cũng có người 5 – 6 ngày.
Màu máu của kinh lúc đầu màu hồng, sau sẫm màu dần và cuối cùng nhạt dần. Kinh bình thường không có máu cục, không đặc, không loãng, không có mùi hôi. Trước và trong khi hành kinh có thể thấy bụng dưới căng đầy, khó chịu, lưng đau, tay chân mỏi, đầu đau, vú căng, kém ăn, tính tình thay đổi. Ở người mới có kinh, có thể chu kỳ kéo dài 2 – 3 tháng; ở người trong tuổi mãn kinh có thể rối loạn chu kỳ kinh, có thể kèm các chứng như: người nóng, dễ cáu gắt, lưng đau, tay chân mỏi, kém ăn, mất ngủ. Cho nên thân sinh tôi là cụ lương y Nguyễn Văn Tho đã sáng chế Bài thuốc “XUÂN NỮ BỔ HUYẾT ” từ năm 1951. Đến nay đã truyền lại cho con là Nguyễn Thị Thuỳ Dương, chiết xuất bằng hơi nước theo công nghệ mới chất lượng càng cao hơn để hỗ trợ điều trị hiệu quả các chứng bệnh trên.
Ích mẫu, danh pháp khoa học Leonurus japonicus, là một loài cây thân thảo có hoa, vốn sinh trưởng ở vùng Đông Á từ Nhật Bản, Hàn Quốc tới Campuchia, nhưng ngày nay đã được di thực tới nhiều nơi trên thế giới. Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng loài thực vật này làm thuốc chữa các bệnh thuộc tâm, can và bàng quang. |
Hương phụ là cây cỏ sống lâu năm, chiều cao dao động từ 10 – 60 cm, thân rễ nằm dưới đất, phát triển thành củ hình thoi, dài từ 2 – 4 cm, đường kính từ 0,5 – 1 cm. Vỏ ngoài củ hương phụ có màu nâu thẫm hoặc nâu đen, nhiều đốt, trên đốt có lông, bên trong màu nâu nhạt, mùi thơm. |
Chữa kết tích trường vị do nhiệt. Chữa huyết ứ ở vùng bụng, kinh nguyệt bế. Cuồng nhiệt gây táo bón, nôn ra máu, chảy máu cam. Hỗ trợ tiêu ứ viêm, bóng nóng (dùng thoa ngoài) |
Thục địa là vị thuốc chủ yếu để bổ thận, thuốc tốt nhất để dưỡng âm. Thục địa là thuốc vị “quân” trong nhiều cổ phương, như: Lục vị địa hoàng hoàng hoàn(thục địa, hoài sơn, sơn thù, đơn bì, trạch tả, bạch linh) hay bài Tứ vật (thục địa, bạch thược, đương quy, xuyên khung)… |
Xuyên khung được Đông y xem như một loại thảo dược quý có tác dụng chữa hậu sản, phong nhiệt, đau đầu, xuất huyết tử cung, hoa mắt, chóng mặt |
|
Đương quy còn có tác dụng điều trị tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến khí huyết kém. Ngoài ra, loại cây này còn có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh táo bón. |
|
|
Bạch truật là cây lâu năm. Lá mọc so le, cuống lá dài, phiến lá chia làm 3 thùy. Các lá gần ngọn thì không chia thùy và có cuống ngắn hơn. Mép lá có răng cưa. Hoa màu trắng mọc thành cụm và có bao tổng bên ngoài. Bao tổng gồm có 7 lớp nhìn như ngói lợp nhà. Cánh hoa màu trắng phía dưới và tím đỏ ở phía trên. Rễ Bạch truật phát triển thành củ to và được dùng làm thuốc. Bạch truật được trồng ở nơi khí hậu núi cao lạnh chủ yếu để nhân giống, có thể thu hoạch sau 2 – 3 năm. Khi trồng ở vùng đồng bằng thì thời gian thu hoạch ngắn hơn, chỉ khoảng 10 – 12 tháng. Thu hái Bạch truật vào mùa tháng 10 âm lịch. Khi quan sát thấy lá ở phần gốc cây úa vàng thì có thể đào lấy củ. Theo y học cổ truyềnTính vị: Vị ngọt, đắng, tính hơi ôn. Vào các kinh tỳ, vị. Công năng: Kiện tỳ ích khí, táo thấp, lợi thủy, cố biểu liễm hãn, an thai. Chủ trị: Hỗ trợ tiêu hóa, trị phù thũng, sốt rét. Theo y học hiện đạiChữa suy nhược, hỗ trợ tiêu hóa Theo nghiên cứu của Đại học y khoa Chiết giang (công bố trên Tạp chí Ethnopharmacology và nghiên cứu của Đại học Kyung Hee năm 2018 cho thấy:
Kháng viêm, kháng virus, ức chế khối u Theo nghiên cứu của Đại học Y học cổ truyền Thượng Hải, thành phần chính của Bạch truật là atractylon có tác dụng tốt trong điều trị một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày, ruột, gan. |
|
Cam thảo là một vị thuốc được dùng trong cả Đông y và Tây y. Cây cam thảo được dùng phần thân và rễ phơi khô để làm thuốc. Cam thảo có vị ngọt nhẹ, thơm, tính bình nên từ xa xưa đã được dùng để đun nấu các loại đồ uống thơm ngọt và giải nhiệt. Cho đến nay, cam thảo vẫn được dùng rất phổ biến trong những loại trà giải nhiệt cơ thể có hương vị thơm ngon, kích thích vị giác. Cây cam thảo có chứa axit glycyrizic thành một loại thành phần hóa học có rất nhiều tác dụng trong hỗ trợ và điều trị bệnh. Cam thảo tươi và khô đều có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, đặc biệt là ứng dụng trong những bài thuốc điều trị bệnh. Theo nhiều nghiên cứu, cam thảo có những tác dụng chính như sau: Tác dụng tốt dùng cải thiện các bệnh về daTrong rễ cây cam thảo có chứa đến hơn 300 hợp chất khác nhau. Chúng có rất nhiều tác dụng trong kháng viêm, kháng virus, kháng khuẩn. Chiết xuất từ cam thảo đã được nghiên cứu là đem lại hiệu quả cải thiện rõ rệt đối với những bệnh nhân bị chàm da, mụn nhọt hay các vấn đề về da.
|
Từ lâu công dụng của lô hội đã được sử dụng trong y học dân gian để điều trị một số vấn đề sức khỏe phụ nữ, bao gồm cả rối loạn kinh nguyệt. Theo các quan điểm truyền thống, lô hội được cho là có tính năng làm tăng dòng máu kinh nguyệt và giảm các triệu chứng đau bụng kinh. Ngoài ra lô hội có chất gel trong lá có tác động kháng viêm, có thể giúp giảm viêm nhiễm trong tử cung và các vùng xung quanh. Điều này có thể làm giảm một số triệu chứng liên quan đến kinh nguyệt như đau bụng và chu kỳ không ổn định. Hơn nữa gel trong lô hội có khả năng dưỡng ẩm và làm dịu, có thể giúp giảm cảm giác khó chịu trong kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, lô hội cũng có thể giúp làm dịu da bị kích ứng hoặc tổn thương do việc sử dụng băng vệ sinh hoặc tampon |
Bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt, hỗ trợ giảm đau bụng kinh, khí huyết ứ trệ gây nhức mỏi tay chân, mụn, tàn nhang, nám da mặt, kém ăn mất ngủ.
Đau bụng khi hành kinh, bạch đới, táo bón, khí huyết ứ trệ gây nhức mỏi tay chân: Mỗi lần 02 viên x 3 lần/ngày.
1 Lọ/ 60 viên.
Đang Hết Hàng
1 Lọ/ 60 viên.
Đang Hết Hàng
1 Lọ/ 50 viên.
Đang Hết Hàng
1 Lọ/ 60 viên.
Đang Hết Hàng