Tên khoa học: Eurycoma longifolia
1 Lọ/ 60 viên.
Gan là cơ quan giải độc chính của cơ thể, quyết định tình trạng sức khoẻ. Tuy nhiên khi tế bào gan bị huỷ hoại liên tục bởi virút, rượu bia, thuốc lá, hoá chất thực phẩm, tác dụng phụ của thuốc tân dược…Sẽ dẫn đến tình trạng xơ hoá tế bào gan, và gan nhiễm mỡ là do ăn uống cả một hoá trình tích tụ lâu dài, ảnh hưởng đến các phủ tạng của cơ thể, làm chức năng tạng phủ bị tổn thương.
Bệnh lâu ngày vào thận, thận tinh dần hao tốn, thuỷ (thận) không nuôi dưỡng được mộc (can), ắt can kém sơ tiết, tỳ kém kiện vận, lipit huyết vận hoá không bình thường, tích ứ ở huyết làm tắt nghẽn can lạc mà thành gan nhiễm mỡ. Mỡ tồn đọng lâu ngày ở can, can uất lâu ngày tất sinh nội nhiệt. Can tàng huyết nên thành huyết nhiệt sẽ phát sinh ra nhiều chứng bệnh khác. Khiến bạn mệt mỏi, nóng gan, vàng da, mun nhọt, mẫn ngứa.
Cà gai leo hay còn được gọi là cà gai dây, cà vạnh, cà lù, cà bò và có tên khoa học là Solanum procumbens thuộc họ Solanaceae. Loài cây này thường được trồng rộng rãi ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Cây được dùng trị phong thấp, sâu răng, đau nhức các đầu gân xương, cảm cúm, ho, ho gà, dị ứng. Còn dùng trị rắn độc cắn, giải độc rượu, bia, chống say tàu xe. Hiện nay cà gai leo đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng điều trị viêm gan do virus, xơ gan và hỗ trợ điều trị ung thư gan. |
Đại hoàng (Rhizoma Rhei) là thân rễ phơi hay sấy khô của nhiều loại đại hoàng như chưởng diệp đại hoàng Rheum palmatum L., đường cổ đặc đại hoàng Rheum tanguticum Maxim. Ex Regel (Rheum palmatum L. var. tanguticum Maxim.) hoặc dược dụng đại hoàng Rheum officinale Baill. hoặc một vài loài Rheum khác. Tất cả đều thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Vị thuốc có màu vàng, củ to cho nên gọi là đại hoàng, vì vị thuốc có khả năng tống cái cũ, sinh cái mới rất nhanh chóng như dẹp loạn cho nên còn gọi là tướng quân. Đại hoàng được dùng cả trong Đông y và Tây y. Theo tài liệu cổ đại hoàng vị đắng tính hàn, vào năm kinh tỳ, vị, can, tâm bào và đại trường. Có tác dụng hạ vị tràng tích trệ, tả huyết phận thực nhiệt hạ ứ huyết, phá trưng hà (kết báng ở bụng) hàn thủy. Dùng chữa hạ lỵ, ứ huyết, kinh bế thủy thũng, thấp nhiệt |
Đây là loài cây thân thảo, dây leo, mọc lá có tua cuốn. Mỗi cành chỉ có 5-7 lá, lá dạng xòe ra như bàn tay. Hoa mọc thành cụm hình sao, quả hình cầu, khi chín có màu đen. Giảo cổ lam được chia thành 3 loại: loại 3 lá, loại 5 lá và loại 7 lá. Chúng là một loại dược liệu quý với nhiều công dụng thần kỳ, được sử dụng trong đông y từ rất sớm. Người ta tìm thấy trong giảo cổ lam 2 hợp chất hóa học chính là flavonoid và saponin, cùng nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng như: kẽm, sắt, mangan, phốt pho, selen, … Trong đó, còn có hợp chất quý saponin (được tìm thấy nhiều nhất trong loại giảo cổ lam 7 lá). Đây là hợp chất quý hiếm, có nhiều công dụng đối với sức khỏe, hợp chất này trong giảo cổ lam có tỷ lệ còn nhiều hơn cả nhân sâm. Bảo vệ tốt cho ganNhững hợp chất quý trong giảo cổ lam được nghiên cứu có khả năng bảo vệ rất tốt cho gan, làm giảm các triệu chứng đau và khó chịu do bệnh lý về gan gây ra. Chúng cũng có khả năng tái tạo tế bào gan để phục hồi sức khỏe đối với những người mắc bệnh lý về gan. |
Cây nhân trần Việt Nam: Tên khoa học được một số nhà thực vật xác định là Adenosma caeruleum R. Br, thuộc họ Hoa mõm chó Scrophulariaceae. – Cây nhân trần bồ bồ (vì một số vùng gọi là bồ bồ, một số vùng khác gọi là nhân trần). Tên khoa học là Adenosma capitatum Benth; thuộc họ Hoa mõm chó Scrophulariacase. Theo sách ‘Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam’ của GS. TS. Đỗ Tất Lợi, mặc dù cây rất khác nhau, nhưng nguồn gốc sử dụng nhân trần dựa vào kinh nghiệm ghi trong sách cổ. Theo tài liệu cổ nhân trần vị đắng, tính bình, hơi hàn vào kinh bàng quang; có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, dùng chữa thân thể nóng, người vàng, tiểu tiện không tốt. |
Tên khoa học: Eurycoma longifolia Tên tiếng anh: Long jack Tên gọi khác: Mật nhơn, cây bá bệnh, cây bách bệnh, bá bịnh Rễ cây mật nhân cũng như vỏ cây, đều được sử dụng để điều trị (ED), tăng ham muốn tình dục, vô sinh nam, tăng cường khả năng hoạt động thể thao, xây dựng cơ thể, và giảm chất béo cơ thể. Mật nhân cũng được sử dụng điều trị sốt, sốt rét, loét, cao huyết áp, lao phổi, đau xương, ho, tiêu chảy, nhức đầu, và ung thư. Bên cạnh đó, không thể bỏ qua những tác dụng của cây mật nhân đối với phụ nữ chẳng hạn như cải thiện tình trạng khí huyết kém, ăn không tiêu, đầy hơi, suy nhược cơ thể. Ngoài ra, cây mật nhân còn hỗ trợ cho bệnh nhân ghẻ lỡ bằng cách nấu nước tắm để giúp giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu |
Sài hồ Bắc là loại cây thuốc có nguồn gốc từ nước Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy được di thực vào nước ta từ khá sớm nhưng loại cây này ít tìm thấy ở nước ta và chủ yếu nhập từ Trung Quốc. Trong một số tài liệu Y học cổ truyền cho biết, Sài hồ Bắc còn được biết với nhiều tên gọi khác như: Bắc sài hồ, Ngạnh sài hồ, Sà diệp sài hồ,… mang vị đắng, tính hơi hàn, được quy vào kinh Can Đởm. Loại dược liệu này có tác dụng giải nhiệt, sơ can chỉ thống, hóa giải thoái nhiệt và thăng dưỡng khí triệt ngược tà.
|
|
Trạch tả có tên khoa học là Alisma plantago-aquatica L. var. orientalis Samuelsson, thuộc họ Trạch tả (Alismataceae). Là loài cây thủy sinh, sống ở trong các ruộng nước, ao, hồ… Phần thân rễ của cây ngập trong bùn, toàn bộ phần thân lá mọc vượt khỏi mặt nước. Thân rễ hình cầu hay hình con quay, nạc, màu trắng. Lá có cuống dài, mọc ở gốc, phiến lá hình trứng thuôn hay lưỡi mác, phía cuống hơi hẹp lại hình tim. Trong đông y, rễ củ thường được dùng làm thuốc chữa, thủy thũng, viêm thận, bí tiểu tiện, tiểu ra máu, tiểu dắt, tiểu buốt, bụng trướng đầy, tiêu chảy, kiết lỵ, bạch đới, hoàng đản,di tinh hoặc cũng có thể dùng làm thuốc chữa thiếu sữa cho phụ nữ. Ngoài ra, lá trạch tả có thể dùng ngoài, để chữa bệnh ngoài da; hạt trạch tả cũng có tác dụng lợi tiểu như hạt mã đề. |
Hỗ trợ thanh nhiệt, mát gan, tăng cường chức năng gan.
Chai 280ml.
1 Lọ/ 60 viên.
1 Hộp = 50 gói.
Chai 280ml.
Đang Hết Hàng