Chai 280ml.
Cây lạc tiên là loại thảo dược quen thuộc được tìm thấy ở xung quanh vườn nhà, ven sông hoặc bãi đất trống. Lá lạc tiên mọc so le có hình trái tim, hai mặt có một lớp lông mịn thường được người dân sử dụng sắc nước uống hàng ngày. Sau khi thu hái xong người ta sẽ đem cây lạc tiên đi rửa sạch, cắt ngắn, rồi phơi hoặc sấy khô. Ngoài cách này thì bạn còn có thể chế biến thảo dược này bằng cách dùng tươi làm các món ăn trong bữa cơm. CÔNG DỤNG CỦA LẠC TIÊN– Trà lạc tiên giúp thanh nhiệt, giải khát hiệu quả – Giúp an thần, giảm lo âu, ngủ ngon và sâu giấc – Giảm ho, đau họng – Giúp tiêu hóa tốt – Hỗ trợ giảm cân |
Tên khoa học: Codonopsis sp. Tên gọi khác: Đảng sâm, lộ đảng sâm, xuyên đảng sâm, đông đảng sâm, rầy cáy, mần cáy Công dụng: dùng làm thuốc bổ dạ dày, chữa ho, tiêu đờm. Theo tài liệu cổ: Đảng sâm có vị ngọt, tính bình. Dùng chữa tỳ hư, ăn không tiêu, phế hư sinh ho, phiền khát. Công dụng gần như nhân sâm nhưng hơi thiên về bổ trung. |
Tên gọi, danh phápTên Tiếng Việt: Bạch Truật. Tên khác: Truật; Truật sơn kế; Sơn khương; Sơn giới; Sơn liên; Dương phu; Phu kế; Mã kế; Thiên đao; Sơn tinh; Ngật lực già; Triết truật; Bạch đại thọ; Sa ấp điều căn; Ư truật; Sinh bạch truật; Sao bạch truật; Thổ sao bạch truật; Mễ cam thủy chế bạch truật; Tiêu bạch truật; Ư tiềm truật; Dã ư truật; Đông truật. Tên khoa học: Atractylodes macrocephala Koidz. Thuộc họ Asteraceae (Cúc). Đặc điểm tự nhiênBạch truật là cây lâu năm. Lá mọc so le, cuống lá dài, phiến lá chia làm 3 thùy. Các lá gần ngọn thì không chia thùy và có cuống ngắn hơn. Mép lá có răng cưa. Hoa màu trắng mọc thành cụm và có bao tổng bên ngoài. Bao tổng gồm có 7 lớp nhìn như ngói lợp nhà. Cánh hoa màu trắng phía dưới và tím đỏ ở phía trên. Tính vị: Vị ngọt, đắng, tính hơi ôn. Vào các kinh tỳ, vị. Công năng: Kiện tỳ ích khí, táo thấp, lợi thủy, cố biểu liễm hãn, an thai. Chủ trị: Hỗ trợ tiêu hóa, trị phù thũng, sốt rét. Rễ Bạch truật phát triển thành củ to và được dùng làm thuốc. |
|
Táo nhân vị ngọt tính bình; vào tâm, tỳ, can, đởm, có tác dụng dưỡng tâm an thần, bổ âm liễm hãn. Trị bồn chồn kích ứng hồi hộp mất ngủ, đau tức vùng ngực, tim đập mạnh (kinh quý chính xung), cơ thể hư nhược nhiều mồ hôi. Liều dùng, cách dùng: 6 – 15g bằng cách nấu, ninh, rang sắc… Trước khi dùng nên sao cháy và giã dập. |
Quả nhãn có tên là “long nhãn” vì có hình dạng giống mắt của con rồng. Sách “Thần Nông bản thảo kinh” gọi trái nhãn là “Ích trí quả”, vì đó là thứ quả có tác dụng dưỡng huyết ích trí thần hiệu. Mùa nhãn tiếp sau mùa vải, nên còn có tên là “Lệ chi nô” (lệ chi là quả vải, nô là kẻ theo hầu)… Chế biến long nhãn nhục bằng cách: quả nhãn sau khi được hái về sẽ được đem phơi nhiều nắng hoặc cho vào máy sấy ở nhiệt độ 40 – 50 độ C; đến khi nào lắc quả nghe tiếng kêu lóc cóc bóc vỏ, lột lấy cùi nhãn bên trong. Cùi nhãn sẽ được tiếp tục đem sấy ở nhiệt độ 50 – 60 độ C cho đến khi sờ vào không thấy mật dính ở tay là được. Long nhãn có tác dụng chống lão suy vì trong cùi có flavoprotein – một hoạt chất có tác dụng tăng cường hoạt tính của các tế bào thần kinh não; trong cùi nhãn còn có vitamin PP, một chất có tác dụng làm tăng độ bền và độ đàn hồi của mạch máu, giúp cho quá trình tuần hoàn máu trở nên tốt hơn. Theo nghiên cứu của dược lý học hiện đại, long nhãn có tác dụng giúp cơ thể nâng cao năng lực chịu đựng trong điều kiện thiếu oxy, gia tăng trọng lượng của các cơ quan miễn dịch, kháng khuẩn, phòng ngừa ung thư và làm chậm quá trình lão hóa. Long nhãn được y học cổ truyền sử dụng dưới nhiều dạng như thuốc sắc, thuốc cao, thuốc hoàn, rượu thuốc…; riêng rượu thuốc có thể ngâm phối hợp với các vị thuốc khác.Trong “Diên linh tửu”, long nhãn được ngâm cùng kỷ tử, đương quy, bạch truật và đậu đen; trong “Diên thọ tửu” được ngâm cùng quế hoa và đường trắng. Thông thường, nếu dùng độc vị có thể ngâm từ 150 – 200g long nhãn trong 1 lít rượu trắng, sau 15 ngày là dùng được, mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng từ 15 – 20 ml. Ngoài ra, về mặt thực dưỡng, chè long nhãn cũng là món ăn ngon, giúp bồi bổ cơ thể. |
Đương quy còn có tên gọi là tần quy, vân quy, xuyên quy. Tên khoa học Angelica sinensis (Oliv.) Diels. Thuộc họ Hoa tần apraceae (Umbelliferae). Đương quy (Radix Angelicae sinensis) là rễ phơi hay sấy khô của cây đương quy. Quy là về, vì vị thuốc này có tác dụng điều khí, nuôi huyết, làm cho huyết đang loạn xạ trở về chỗ cũ. Đương quy là một loại cây nhỏ, sống lâu năm, cao chừng 40-80cm, thân màu tím có rãnh dọc. Theo Đông y đương quy vị cay, ngọt, tính ấm; vào 3 kinh tâm, can, tỳ, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. |
Tên khoa học: Astragalus membranaceus (Fisch.) Bunge Tên gọi khác: Hoàng kỳ Công dụng: Hoàng kỳ có vị ngọt, tính ôn. Có tác dụng bổ khí, lợi tiểu, thác sang. Dùnglàm thuốc ích khí, tống sang độc, lợi tiểu, cơ thể suy nhược hay ra nhiều mồ hôi… |
Viễn chí là thảo dược có đặc tính an thần, khứ đờm và cường khí. Vì vậy dược liệu này thường được sử dụng để điều trị ho nhiều đờm, viêm phế quản mãn tính, suy nhược thần kinh, mất ngủ,…. |
Nấm phục linh có tên khoa học Poria cocos Wolf, thuộc họ Nấm lỗ (Polyporaceae). Phục linh còn được gọi bạch linh, là một loại nấm mọc ký sinh trên rễ một số loài thông. Về hình dạng, phục linh có hình khối to, có thể nặng từ 3 – 5kg hoặc các nấm nhỏ thì có thể chỉ bằng nắm tay. Nấm phục linh không mùi, có vị nhạt và khi cắn gây dính răng. Thể quả nấm phục linh khô; có dạng hình cầu, hình thoi, hình cầu dẹt hoặc hình khối không đều; lớn, nhỏ không đồng nhất; mặt ngoài ngoài có màu từ nâu đến nâu đen; có nhiều vết nhăn rõ và bề mặt lồi lõm. Khi bẻ thì bề mặt bẻ sần sùi và có vết nứt; lớp viền ngoài màu nâu nhạt, phần trong màu trắng, một số ít có màu hồng nhạt. Có loại bên trong còn mấy đoạn rễ thòng (phục thần). Theo Đông y, Phục linh có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng lợi thủy thẩm thấp, kiện tỳ, định tâm dùng chữa tiểu tiện khó khăn, thuỷ thũng trướng man, tiết tả, phục thẩm định tâm, tác dụng an thần chữa hồi hộp mất ngủ, cụ thể: Phục linh bì: Tác dụng lợi tiểu, trị phù thũng. Xích phục linh: Chữa thấp nhiệt (chướng bụng, viêm bàng quang, tiểu vàng, tiểu rắt). Bạch phục linh: Chữa tiêu hóa kém, hay đầy bụng, bí tiểu, ho có đờm, tiêu chảy. Phục thần: Trị mất ngủ, yếu tim, hoảng sợ, hay hồi hộp. |
Tên khoa học: Sausurea lappa Clarke Thuộc họ cúc: Asteraceae Mộc hương thuộc chương thuốc Lý khí, và nằm trong nhóm thuốc lý khí giải uất. Tính vị: vị cay, đắng, tính ấm. Quy kinh: quy vào kinh phế, can, tỳ. Công năng: Hành khí, chỉ thống, kiện tỳ. Lý khí, tỉnh tỳ. Chủ trị:
|
1 Lọ/ 60 viên.
1 Lọ/ 60 viên.
1 Lọ/ 60 viên.
1 Lọ/ 60 viên.