Chai 280ml.

Công thức: Cho một đơn vị đóng gói nhỏ nhất (chai 280ml)

la atiso

Cây atisô là một loại rau có nguồn gốc từ Hy Lạp và La Mã thời kỳ đầu, vùng Nam Âu, Bắc Phi và quần đảo Canary. Sau này nó được đưa tới các vùng khác trồng trọt. Cây atisô là một cây thân thảo lâu năm. Cao khoảng 1,5 dến 2m. Thân cao, thẳng, có nhiều khía và được bao bọc bởi nhiều lông tơ trắng.

Lá Actisô có vị đắng, có tác dụng lợi tiểu,và được dùng đề điều trị bệnh phù và thấp khớp. Ngoài việc dùng đế cụm hoa và lá để ăn, Actisô được dùng làm thuốc thông tiểu tiện, thông mật, chữa các bệnh suy gan thận, viêm thận cấp và mạn tính, sưng khớp xương.

Lá tươi hoặc khô sắc hoặc nấu thành cao chữa bệnh về Gan (gan viêm mạn, da vàng), thận viêm cấp và mạn, sưng khớp xương. Thuốc có tác dụng nhuận trường và lọc máu nhẹ đối với trẻ em.

20230210 ke dau ngua 1

Cây ké đầu ngựa mọc hoang dại tại nhiều khu vực. Nhiều tài liệu chỉ ra rằng quê hương đầu tiên của ké đầu ngựa là vùng đất châu Mỹ, sau đó nó phát triển tại các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới như vùng châu Phi, châu Á,… Ké đầu ngựa xuất hiện trên dọc lãnh thổ Việt Nam, nơi thường thấy nhất là bờ ruộng, bờ mương hay bãi đất trống, thậm chí là vùng trung du, vùng núi và đồng bằng Bắc bộ từ Nghệ An trở ra.

Theo ngôn ngữ người Tày, ké đầu ngựa còn được người dân gọi là mac nháng, phắc ma hay xương nhĩ. Còn trong khoa học nó có tên là Xanthium strumarium L., họ Cúc.

Ké đầu ngựa được chia thành các loại khác nhau như ké hoa đào, ké hoa vàng, ké đồng tiền và ké đầu ngựa. Về mùi vị loài cây này có vị hơi đắng, ngọt nhạt, tính ấm. Theo tài liệu Đông y cổ, loài cây này nằm trong nhóm các vị thuốc “Tân ôn giải biểu”. Hàm ý là loài thảo dược tính ấm, trị được bệnh cảm lạnh và các bệnh xâm nhập vào phần biểu (phần ngoài) của cơ thể.

1

Theo cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, kim tiền thảo còn có tên là mắt trâu, đồng tiền lông, vảy rồng, mắt rồng.

Tên khoa học Desmodium styraciflorum (Osb.) Merr., thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).

Người ta dùng toàn cây, thu hái chủ yếu vào mùa hè và thu, dùng tươi hay phơi hoặc sao khô.

Tính vị, công năng: Kim tiền thảo có vị ngọt, tính mát, vào các kinh can, thận, bàng quang, có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, lợi tiểu, thông lâm.

Công dụng: Kim tiền thảo được dùng chữa sỏi đường tiết niệu, sỏi mật, viêm gan vàng da, viêm thận phù thũng, nhiệt lâm, thạch lâm.

unnamed 8 transformed ae67574240

Quyết minh; cây Muồng ngủ; Muồng; Đậu ma, Hạt muồng muồng, Muồng đồng tiền, Thủa nhò nhè (Tày), T’răng (Bana), Lạc trời, Muồng hòe, Hìa diêm tập (Dao).

Tên khoa học: Cassia tora L. Fabaceae (Đậu).

Thảo quyết minh là cây bụi nhỏ, cao 30 đến 90cm. Thân cành nhẵn. Lá kiểu lá kép lông chim, mọc so le, gồm 3 đôi lá chét hình bầu dục, mọc đối. Cụm hoa mọc ở kẽ lá, hoa màu vàng có tràng 5 cánh hình trứng.

Quả thảo quyết minh là quả đậu, dài, hẹp, hai đầu thắt lại. Mỗi quả chứa khoảng 25 hạt.

Hạt thảo quyết minh có hình trụ xiên, màu nâu vàng bóng.

Mùa hoa: Tháng 5 – 6, mùa quả: Tháng 9 – 11.

Tính vị

Vị nhạt, đắng (hạt tươi), vị đắng, ngọt (hạt đã sao). Quy kinh: Can, Thận.

Công năng

Thanh can hỏa, tán nhiệt, minh mục, nhuận tràng.

  • Trị tăng huyết áp, giúp an thần, ngủ ngon.

  • Trị các bệnh ngoài da như chàm, nấm.

long dom thao 3
  • Tên gọi khác: Lăng du, Thảo long đởm, Đởm thảo, Trì long đởm, Sơn lương đởm, Khổ đởm, Quan âm thảo,…
  • Tên khoa học: Gentiana scabra Bunge
  • Họ: Thuộc họ Long đởm
  • Cây long đởm là cây thân cỏ, sống lâu năm, khi trưởng thành cây cao khoảng 35 – 60 cm. Thân mọc dựng đứng, có thể có 2 – 3 nhánh nhỏ hoặc đơn độc. Lá mọc đối, phía dưới thân lá nhỏ dần về đỉnh, phía trên to và rộng hơn dài khoảng 3 – 8 cm, lá không có cuống lá.

    Hoa hình chuông, có màu lam nhạt hoặc sẫm, mọc thành chùm từ 1 – 5 hoa hoặc có thể nhiều hơn, không có cuống, mọc ở đầu cành hoặc trong khẽ lá, ra hoa vào tháng 9 – 10. Cây long đởm có nhiều rễ nhỏ với độ dài là 25 cm, thân rễ ngắn, vỏ ngoài có màu vàng nhạt hoặc vàng nâu.

    + Phân bố:

    Cây long đởm được trồng nhiều ở các tỉnh thuộc Trung Quốc: Quảng Đông, Hắc Long Giang, Phúc Kiến,… Tại Việt Nam, cây thường mọc ở các vùng núi phía Bắc nước ta, nơi tiếp giáp với nước Trung Quốc: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng,…

  •  

    Trong Đông y, long đởm được xem là loại thảo dược quý bởi công dụng đem lại của dược liệu này khá cao, như:

    • Chữa sốt
    • Chữa bệnh đau mắt đỏ
    • An thần
    • Chữa đau họng, miệng đắng
    • Kinh giản do nhiệt tà ở trẻ em
    • Trừ giun đũa
    • Trị sỏi mật, sỏi gan
    • Thanh hạ tiêu thấp nhiệt
    • Lợi tiểu
    • Hỗ trợ tiêu hóa
    (Gentianaceae)
8cbcd28d61f75ef9997c0bcebb359fad

Tên khác: 

 – Hồ khung – Tang Ky ( Lào Cai)

Tên khoa học:

  • Ligusticum wallichii Franch.

Họ:

  • Hoa tán (Apiaceae)

Mô tả, phân bố

  • Là loại cây thảo sống lâu năm, cao 40 – 60cm. Thân mọc từ củ lên, có nhiều đốt rỗng ở giữa. Lá mọc đối, kép nhiều lần lông chim, cuống lá dài, có bẹ. Hoa tự tán nhỏ mọc đầu cành, màu trắng. Quả bế đôi, hình trứng.
  • Được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi, nơi có khí hậu mát, lạnh như: Hà Giang, Lào Cai, Vĩnh Phúc (Tam Đảo).

Bộ phận dùng, thu hái

  • Bộ phận dùng là thân rễ (thường gọi là củ) của cây Xuyên khung. Thường thu hái vào mùa thu, đông (tháng 10 – 12). Đào lấy củ, bỏ phần trên cổ rễ và rễ con, rửa sạch đất cát, phơi hoặc sấy nhẹ cho khô, ta được vị Xuyên khung có mùi thơm đậm đặc biệt, vị đắng cay, tê lưỡi Xuyên khung đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002).

Công dụng cách dùng

  • Xuyên khung có tác dụng lưu thông khí huyết, trừ phong, giảm đau, giảm co thắt, an thần,  Dùng chữa các chứng bệnh như: Nhức đầu, bụng trướng, chân tay tê lạnh, ung nhọt, phụ nữ tắc kinh và các bệnh về tuần hoàn máu…

Cách dùng:

  • Uống 2,5 – 5g/ngày, dùng sống hay sao qua hoặc dạng thuốc sắc.

Chú ý.

  • Người âm hư, hỏa vượng: phụ nữ có thai phải dùng cẩn thận.
  • Không dùng phối hợp: Xuyên khung với Hoàng liên, Hoàng kỳ và Sơn thù du.
5e87e90a8acf75c9d0ef048emua cay nhan tran o dau1 1656235104724329481304

Cây nhân trần Việt Nam còn có tên nhân trần cái (ở miền Bắc) để phân biệt với cây nhân trần đực (tức bồ bồ). Cây này thường được nhân dân vùng Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh gọi là nhân trần, nhưng nhân dân Nghệ An, Hà Tĩnh gọi nhầm là hoắc hương núi. Đây là một loại cỏ mọc hoang, sống hằng năm, cao 0,3-1m, thân tròn, màu tím trên có lông trắng mịn, ít phân cành.

Cây bồ bồ (tên gọi ở vùng Vĩnh Phúc, Phú Thọ), một số nơi gọi là nhân trần. Là một loại cỏ cao 15-70cm, mang nhiều cành ngay từ gốc, thân nhẵn hay hơi có lông.

Cây nhân trần tím (hay nhân trần cái của miền Nam) còn có tên nhân trần lá bắc – Adenosma bracteosum Bonnati cùng họ Hoa mõm chó.

Thanh nhiệt giải độc, lợi thấp thoái hoàng; dùng để chữa viêm gan vàng da cấp tính có sốt.

kim ngan hoa

Kim ngân hoa là nụ hoa của cây nhẫn đông, thuộc họ kim ngân, là cây leo bằng thân quấn. Cách nhận biết cây kim ngân hoa là lá có hình mũi mác mọc đối nhau, cụm hoa mọc trong cùng xen kẽ các lá thành xim hai hoa.

Từ xa xưa, kim ngân hoa đã được sử dụng là một vị thuốc quý để điều trị nhiều loại bệnh. Trong Đông y, đây là loại dược liệu có vị đắng, tính hàn, rất tốt cho kinh Phế, Vị. Các nghiên cứu khoa học hiện đại cho biết, kim ngân hoa chứa nhiều hợp chất như flavonoid, tinh dầu gồm các chất geraniol, carvacrol, eugenol… rất tốt cho sức khỏe.

Dựa theo thông tin tổng hợp, chúng ta có thể thấy kim ngân hoa có những tác dụng tuyệt vời như sau:

– Giúp kháng khuẩn với các loại vi khuẩn như: tụ cầu khuẩn, vi khuẩn thương hàn, trùng lỵ Shiga.
– Hỗ trợ ổn định đường huyết trong máu, rất tốt cho người bị tiểu đường.
– Phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh cảm cúm, ho sốt, viêm phổi.
– Điều trị chứng rối loạn tiêu hóa, các bệnh về đường ruột.
– Giảm cholesterol xấu trong máu, phòng ngừa các bệnh về tim mạch, mỡ máu.
– Hỗ trợ thanh nhiệt cơ thể, giải độc, tăng cường chức năng gan.
– Điều trị các bệnh ngoài da, giảm mụn nhọt, mề đay, dị ứng.

moc thong 1

Cây mộc thông mã đậu linh hay mộc thông (Hocquartia manshuriensis (Kom) Nakai hay Aristolochia manshuriensis Kom thuộc họ Mộc hương (Aristolochiaceae) là một loại dây leo và cây to, dài độ 6 – 7m, cành non có lông. Lá to, hình tim, mép nguyên, cuống lá dài. Hoa mọc ở kẽ lá, màu lục nhạt, trong có các đốm màu tím.Quả màu xám ở ở trên đỉnh.Cây này chưa thấy ở Việt Nam. Tại Trung Quốc, cây này được dùng ở Hắc Long Giang, Liêu Ninh, Cát Lâm Trung Quốc còn dùng và bán sang ta các loại mộc thông sau đây:

1. Tiểu mộc thông do cây Clematis armandi Franch, thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae).

2. Bạch mộc thông do cây Akebia trifoliate (Thunb.) Keidz var australis (Diels) Rehd.Thuộc họ Lardizabalaceae.Có tác giả xác định Akebia qhinata (Thunb.)Decne.

\

Tính chất mộc thông theo tài liệu cổ: vị đắng, tính hàn, vào 4 kinh: tâm, phế, tiểu trường và bàng quang. Có tác dụng tâm hỏa, thanh phế nhiệt, lợi tiểu tiện, thông huyết mạch.Dùng chữa thấp nhiệt lâm bệnh, tiểu tiện khó khăn, thủy thũng, phụ nữ kinh bế, sữa tắc.

Mộc thông là một vị thuốc dùng chữa tiểu tiện khó, thủy thũng, ít sữa.ngoài ra còn chữa kinh nguyệt bế tắc. phụ nữ có thai và những người tiểu tiện quá nhiều không dùng được.

Ngai cuu mien Nam goi la gi Su dung ngai cuu kho hay tuoi se hieu qua hon 2

Khi nói tới ngải cứu, rất nhiều người dân Nam cho rằng đó là rau tần ô. Liệu ngải cứu và rau tần ô là hai hay một loại? Thoạt nhìn ngải cứu và rau tần ô có vẻ ngoài tương đối giống nhau. Tuy nhiên nếu để ý kỹ, có thể nhận thấy ngải cứu và rau tần ô sẽ có đôi chút khác biệt. Như vậy, ngải cứu và rau tần ô không hề cùng một loại như nhiều người vẫn nghĩ.

Rau tần ô thường dùng để nấu ăn, nấu canh,… rất tốt cho ѕức khỏe. Ngải cứu lại là câу thuốc nam dùng để chữa trị nhiều căn bệnh thường gặp.

Cây ngải cứu rất hữu dụng đối với những người bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Cũng có thể dùng để sơ cứu vết thương. Đây cũng là cây để rán cùng trứng gà tuyệt ngon và bổ dưỡng. Nhìn chung, tuỳ vào mục đích sử dụng để lựa chọn ngải khô hay ngải tươi. Ngải cứu khô còn là một nguyên liệu để sản xuất nên cây hương ngải hữu dụng trong việc điều trị cảm lạnh, đau mỏi vai gáy,…

Hương ngải cứu Khánh Thiện là một trong những sản phẩm được tin dùng với chất lượng sản phẩm đem lại hiệu quả rõ rệt trong lần đầu sử dụng. Hương ngải cứu Khánh Thiện là một công cụ điều trị đau mỏi vai gáy hiệu quả. Nhờ tinh dầu trong hương thấm lên các huyệt đạo. 

hat chi tu1 300x225 1

Vị thuốc chi tử là quả chín phơi khô của cây dành dành có tên khoa học là Fructus gardeniae hoặc Gardenia jasminoides.

Chi tử thường xuyên sử dụng không chỉ như một chất tạo màu tự nhiên tuyệt vời, mà còn là một vị thuốc cổ truyền quan trọng trong việc điều trị các chứng bệnh khác nhau như khử hỏa trừ uất, trừ đàm, thanh nhiệt tà, đồng thời làm mát huyết tiêu ứ giúp hoạt huyết thông kinh.
  • Đại học British Columbia + Đại học Quốc gia Chonnam – 2004: Nghiên cứu này đã chứng minh tác dụng chống oxy hóa và chống apoptotic của glycoprotein có trong chi tử. Nó được sử dụng để chữa lành các bệnh về gan và tổn thương do viêm trong y học dân gian.
  • Đại học Sungkyunkwan – 2010: genipin có trong chi tử làm giảm rõ rệt sự gia tăng hoạt động của aminotransferase huyết thanh và quá trình peroxy hoá lipid. Kết quả này cho thấy genipin cung cấp khả năng bảo vệ gan rõ rệt.

Cách dùng, liều dùng:

🍀 Công dụng Thanh Huyết Mát Gan Vĩnh Quang: – Hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc, mát gan, bổ gan – Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng nổi mề đay, mụn nhọt, mẫn ngứa, vàng da, nước tiểu vàng do chức năng gan suy giảm.

Cách dùng: Phải uống liên tục từ 10 đến 15 ngày, pha thuốc với nước chín để đạt hiệu quả cao nhất.

Liều dùng:

Hạn dùng, bảo quản, tiêu chuẩn áp dụng: